Một Số Câu Hỏi Bảo Vệ Đồ Án

 


Link Tải Tài Liệu .pdf Full


I. Phần bản vẽ.


Câu 26. Em hãy cho biết vật liệu và các phương pháp chế tạo vỏ hộp giảm tốc? Hãy phân tích kết cấu vỏ hộp giảm tốc mà bạn thiết kế bao gồm những yếu tố cấu tạo nào?

Vỏ máy có nhiều hình dạng và kết cấu khác nhau, đảm bảo vị trí tương đối cần thiết giữa các chi tiết, bộ phận của máy, chịu tác dụng của tải trọng các chi tiết máy truyền đến, đảm bảo bôi trơn và các chi tiết máy khỏi bụi bặm. Bất kỳ một vỏ máy nào cũng gồm những yếu tố cấu tạo sau: thành hộp, nẹp gân, mặt bích, gối đỡ…liên kết với nhau tạo thành một khối. Hiện nay phương pháp đúc được sử dụng phổ biến, vật liệu chủ yếu là gang, khi yêu cầu giảm trọng lượng của máy thì dùng vật liệu thép. Vật liệu chủ yếu được dùng để đúc vỏ hộp giảm tốc là gang xám, giá thành rẻ, dễ chế tạo

Câu 27. Hãy nêu công dụng của que thăm dầu? Phân tích cách kiểm tra mức dầu bên trong của hộp giảm tốc?

-Là dụng cụ để kiểm tra hàm lượng và tình trạng dầu trong hộp giảm tốc.

-Rút que thăm dầu ra và lấy 1 cái giẻ sạch lau sạch que thăm dầu , rồi cắm thẳng 1 phát que thăm dầu vào xong rút ra xem que thăm dầu ở mức nào , nhìn dầu ướt ở mức nào thì biết dầu đang ở mức đấy

Câu 28. Hãy nêu công dụng của vòng phớt và vòng chắn mỡ?

• Có công dụng là ngăn không cho dầu nhớt bên trong bị chảy ra ngoài, đồng thời ngăn không cho bụi bẩn từ ngoài xâm nhập vào bên trong hộp giảm tốc. Thường chọn loại vòng phớt chắn dầu có hình thang.

• Công dụng chính là không cho dầu và mỡ tiếp xúc trực tiếp với nhau.( dầu trong hộp giảm tốc và mỡ bôi trơn cho ổ bi , khi hộp giảm tốc hoạt động mà k có vòng chắn dầu thì dầu sẽ bắn vào ổ bi và nhiệt độ tan chảy của mỡ nhỏ hơn dầu nên mỡ bôi trơn ở ổ bi sẽ tan , ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn của ổ bi )

Câu 29. Trường hợp muốn kiểm tra tình trạng kỹ thuật bên trong hộp giảm tốc thì phải tháo nắp nào của hộp giảm tốc?

-Muốn quan sát kiểm tra thì sử dụng cửa thăm được bố trí trên đỉnh hgt, cửa thăm được che chắn bởi nắp thăm ngoài ra cửa thăm cũng là vị trí để để đổ dầu làm mát vào hgt

Câu 30. Các vòng móc (bu lông móc) của hộp giảm tốc dùng để làm gì? Vì sao thường yêu cầu phải có kích thước bao trên bản vẽ lắp hộp giảm tốc?

-Các vòng móc và bulong móc dùng để nâng hoặc di chuyển hgt sang vị trí khác

-Kích thước bao trên bản vẽ lắp nhằm để cho khách hàng thuận lợi trong việc sắp xêp vị trí đặt hgt sao cho phù hợp với không gian nhà xưởng.

Câu 31: Hãy giải thích các ký hiệu về dung sai trên bản vẽ lắp? Tại sao lại chọn kiểu lắp đó?

-Các chi tiết truyền lực và chịu lực thì lắp chặt và lắp trung gian , các chi tiết chỉ làm kín , chịu lực nhỏ thì lắp lỏng , những chi tiết vừa truyền lực nhưng vẫn có thể phải tháo lắp thì lắp trung gian , còn chi tiết truyền lực không giờ tháo lắp nữa , hỏng là vứt cả bộ thì dùng lắp chặt ( ví dụ thành bánh vít và thân bánh vít , ngt nung nóng vành bánh vít lên ép vào vặn lỗ bắt vít vành bánh vít vs than bánh vít , vành bằng đồng , thân bằng gang vì cái đó khi hỏng sẽ tiện phá vứt đi chỉ dùng lại may ơ )

Còn với bánh răng lắp vs trục thì vẫn cần phải tháo lắp nên em chọn kiểu lắp trung gian H7/k6 ( hoặc H7/js6)

-Mối ghép giữa trục và bánh răng là mối ghép trung gian H7/k6.

- là đường kính danh nghĩa của trục và bánh răng, H miền dung sai của bánh răng , 7 là cấp chính , k miền dung sai trục , 6 là cấp chính xác

Lắp ghép trung gian : là loại lắp ghép sau khi ghép với nhau, bạn phải sử dụng lực lớn để tháo 2 chi tiết với nhau

Lắp ghép trung gian là loại lắp ghép quá độ giữa lắp ghép có độ hở và lắp ghép chặt. Trong lắp ghép này tùy theo kích thước của chi tiết lỗ và chi tiết trục (kích thước thực tế trong phạm vi dung sai) mà lắp ghép có độ hở hoặc lắp ghép có độ dôi.



Câu 32: Giải thích kết cấu của vòng đệm vênh? Tại sao lại sử dụng đệm vênh tại vị trí đó?

-Kết cấu là 1 vòng thép mỏng đặt giữa đai ốc và chi tiết máy ghép bảo vệ bề mặt chi tiết khỏi bị xước trong quá trình vặn đai ốc, phân bố đều tải trọng giữa đai ốc và bề mặt chi tiết, tăng bề mặt tiếp xúc của đai ốc và bề mặt chi tiết nhằm giảm ứng suất dập xuống, ngoài ra tránh được tình trạng tự lỏng do hgt trong quá trình hoạt động có độ rung lắc.

Câu 33: Dựa vào hình vẽ, giải thích mức dầu “Min”, “Max” là gì? căn cứ vào đâu để có mức dầu “Min”, “Max” đó?

-Mức dầu min ngập 0,75÷2 lần chiều cao răng (chiều cao răng 2,25mm) của bánh răng lớn bộ cấp nhanh

-Mức dầu max không ngập quá 1/3 bán kính bánh răng lớn bộ cấp chậm

-Khoảng cách giữa min và max khoảng 10÷15mm

Câu 34: Giải thích các ký hiệu trên bản vẽ chi tiết?


Bài đăng phổ biến từ blog này

Lộ trình học phần mềm Blender

Bộ Phim Bá Vương Học Đường