Nhà Sư Ngộ Đạo
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một nhà sư đắc đạo. Nhiều người tìm đến ông để hỏi về vận mệnh của họ, trong số đó có ba sĩ tử sáng láng đang trên đường đi dự một kỳ thi quan trọng. Họ tò mò muốn biết ai trong số họ sẽ thi đậu. Cả ba cung kính cúi lạy nhà sư nọ và thỉnh cầu sự chỉ dẫn của ông. Nhà sư khép mắt lại và không nói một lời, ông đưa một ngón tay lên. Rồi ông chỉ về phía của và nói :" giờ thì các ngươi hãy đi đi. Các ngươi sẽ biết khi thời cơ đến. Ta không thể tiết lộ thêm bất cứ điều gì vì đó là thiên cơ".
Dù rất muốn biết thêm về vận mệnh của mình, nhưng ba chàng sĩ tử đành vâng lời nhà sư.
Sau khi họ rời đi một đệ tử tò mò hỏi nhà sư :
- Thưa sư phụ, thầy có ý gì khi đưa một ngón tay lên như thế? Có phải ý thầy là một trong các sĩ tử ấy sẽ thi đậu?
Ông trả lời :
- Đúng vậy.
Nhưng người đệ tử vẫn thắc mắc :
- Thế nhỡ có hai người cùng thi đậu thì sao?
- Thì lúc này ý ta là một trong số họ sẽ rớt.
- Thế nhỡ cả ba cùng đậu thì sao?
- Thì lúc này ý ta là không một người nào rớt cả, tất cả đều thành công.
Cuối cùng người đệ tử hiểu ra sự thật:
- A, thì ra đây chính là thiên cơ.
Câu chuyện về nhà sư ngộ đạo có vẻ chỉ là một câu chuyện vui được người đời chuyền miệng, nhưng nó cho thấy bản chất thật sự của vận mệnh. Lời tiên đoán của nhà sư thật ra chả hề quyết định kết quả thi cử cảu các sĩ tử, nhưng họ đã tin như vậy! Kết quả thi cử thật ra là do họ định đoạt! Và chính hành động, Chứ không phải vận mệnh, quyết định tương lai của họ. Chính kết quả đã chi phối lời tiên đoán, chứ không phải lời tiên đoán chi phối kết quả.